Cần nhận báo giá

Nhận báo giá ngay »

Hotline tư vấn

0909 08 1389

Hỏi & Đáp

6 Công tác chính khi xây dựng phần thô công trình nhà ở

Thuộc chuyên mục: Xây dựng phần thô

Sau khi thực hiện xong các bước chuẩn bị như xác định nhu cầu, lên kế hoạch tài chính, pháp lý, công tác thiết kế.

Gia chủ chắc chắn sẽ đến 1 phần quan trọng đó là phần xây dựng, xây dựng lại chia làm 2 phần chính là phần thô và phần hoàn thiện.

Sau đây là 6 công tác chính trong phần thô mà chủ nhà cần nắm bao gồm các bước cơ bản như sau:

1. Giai đoạn 1 – Chuẩn bị

Nghiên cứu kỹ lưỡng, khảo sát mặt bằng xây dựng và lập phương án tiến độ thi công. Công ty sẽ thực hiện tất cả các thủ tục pháp lý xây dựng cần thiết cho công tác xây dựng.

2. Tháo dỡ nhà cũ hoặc công trình cũ (nếu có)

– Làm phương án hợp đồng tháo dỡ theo quy định của pháp luật.

– Lên phương án và giám sát quá trình tháo dỡ.

– Đánh giá các rủi ro trong công tác tháo dỡ. Đưa ra giải pháp tháo dỡ an toàn, phù hợp với điều kiện, môi trường xung quanh công trình đang hiện hữu.

– Xác minh hiện trạng công trình với các công trình lân cận có tường tiếp xúc trực tiếp với công trình. Để có các giải pháp phòng ngừa cũng như đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng.

3. Công tác thi công phần móng và công trình ngầm

Tổ chức công trường, làm lán trại cho công nhân (nếu điều kiện mặt bằng cho phép).

Đào đất móng, dầm móng, đà kiềng, hầm phân, bể nước ngầm, vận chuyển đất đào đi đổ (bằng thủ công hoặc cơ giới).

Gia cố vách hầm đối với công trình thi công tầng hầm/bán hầm.

Đập đầu cọc bê tông cốt thép (đối với công trình có móng thi công bằng phương pháp ép cọc bê tông hoặc khoan cọc nhồi).

Đổ bê tông lót đá 4×6 Mac 100, dày 100mm vị trí đáy móng, dầm móng, đà kiềng.

Gia công và lắp dựng cốt thép, đóng cốp pha móng, dầm móng, đà kiềng.

Nghiệm thu công tác lắp dựng ván khuôn, cốt thép trước khi đổ bê tông. . Đổ bê tông móng, dầm móng và đà kiềng.

Xây dựng hầm phân bằng gạch thẻ, tô chống thấm mặt trong hầm phân, hố ga, bể nước, đổ bê tông đáy, nắp hầm.

Gia công và lắp dựng cốt thép, đóng cốp pha, gia cố và đổ bê tông vách hầm đối với công trình có tầng hầm/bán hầm.

San lấp đất, tôn nền (nếu có).

Lập biên bản nghiệm thu với từng hạng mục sau khi thi công xong và trước khi thi công những hạng mục kế tiếp.

Những điều cần lưu ý trong giai đoạn này:

Cần đặc biệt chú ý đến việc gia cố vách hầm/bán hầm và đảm bảo an toàn cho công trình lân cận ở giai đoạn này, đặc biệt ở các khu dân cư cũ nát.

Bể nước ngầm, hố ga và hầm phân cần được xử lý chống thấm kỹ và không nên để gần nhau để tránh rò rỉ, ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước.

Kiểm tra định vị tim cổ cột chính xác trước khi đổ bê tông.

Thời gian thực hiện: 10 – 15 ngày cho phương án móng mọc, 15 – 20 ngày cho phương án cuốn chiếu móng băng và 30 – 45 ngày trở lên cho nhà thi công tầng hầm.

4. Công tác thi công sàn các tầng

Gia công và lắp dựng cốt thép, cốp pha cột, dầm, sàn các tầng, sàn sân thượng, sàn mái.

Nghiệm thu công tác lắp dựng ván khuôn, cốt thép trước khi đổ bê tông.

Đổ bê tông cột, dầm, sàn các tầng, sân thượng, mái, cầu thang.

Gia công và lắp dựng cốt thép, cốp pha và đổ bê tông cầu thang và xây bậc cầu thang bằng gạch thẻ (đối với dạng thang bản bê tông cốt thép truyền thống).

Lập biên bản nghiệm thu với từng hạng mục.

Những điều cần lưu ý trong giai đoạn này:

Khi chuẩn bị lắp dựng ván khuôn cột, dầm, sàn, cần lưu ý chừa 2cm tính từ ranh đất giữa hai công trình lân cận để tô hai vách tường bao đó.

Khi đặt thép, cần lưu ý các vị trí cần thép chờ theo thiết kế (thép chờ dầm sàn, cầu thang, tam cấp, dầm thang máy, thép râu xây tường, thép neo sàn để thi công….).

Kiểm tra kích thước, vị trí dầm sàn để tránh bị méo, sai lệch so với thiết kế.

Kiểm tra các vị trí chuẩn bị cho bồn hoa, lam, sê-nô, đan, mảng tường lồi, mái,…

Chỉ tháo cây chống cốp pha sau ít nhất 10 ngày (kể cả khi có phụ gia đông kết nhanh R7) và chỉ được tháo sau khi đổ cách tầng.

Kiểm tra hệ thống ống điện, nước âm chờ phục vụ công tác điện nước.

Với các vị trí ống thoát phân, thoát nước thu sàn, nước sinh hoạt và thoát mưa, nên cho đơn vị thi công đặt ống thoát trực tiếp khi đổ bê tông.

Không khoan cắt lắp đặt sau vì rất dễ thấm ở các vị trí này.

Kiểm tra các vị trí sàn âm, giật cấp. Kiểm tra vị trí chừa lỗ sàn cho hộp gain.

Sau khi đổ bê tông, phải tiến hành bảo dưỡng bê tông liên tục trong 2-3 ngày để đảm bảo bê tông ninh kết và đạt được cường độ tối đa.

Có thể bảo dưỡng bằng nhiều cách khác nhau như tưới và ngâm nước giữ ẩm bê tông, trải lớp ni lông hoặc vải bố lên bề mặt…

Thời gian thực hiện: 7 – 10 ngày/sàn áp dụng cho sàn có diện tích khoảng 50-100m².

5. Công tác xây tường

Công tác xây tường là 1 trong 4 công tác chính khi xây dựng phần thô.

Công tác tô trát tường Công tác tô trát tường sẽ tiến hành sau khi tường xây xong tối thiểu 2 ngày.

Tô trát trần trước sau rồi mới tới tường.

Nếu nhà đóng trần thạch cao hoặc trần gỗ thì không tô vữa trần bê tông mà chỉ làm vệ sinh sạch sẽ.

Trát hoàn thiện mặt tiền, dặm vá trát tường theo đường điện, nước.

Hệ thống hộp gain điện, nước sẽ xây trát sau khi lắp đặt và kiểm tra thử nước trước. .

Thời gian thực hiện: 20 – 30 ngày.

Những điều cần lưu ý trong giai đoạn này:

Trước khi tô, nên đóng lưới chống nứt ở các vị trí tiếp giáp cột và tường, đà và tường hoặc các vị trí tường giao nhau.

Kể cả bên trong và bên ngoài công trình để hạn chế tối thiểu rạn nứt ở tường khi nhà mới xây xong chưa ổn định địa chất.

Đóng lưới chống rạn nứt cả ở các vị trí cắt tường để thi công đường điện nước âm, ống máy lạnh hay các hệ thống kỹ thuật âm tường.

Ở vị trí tường giáp đáy đà, nên chú ý chèn thật kỹ lớp gạch và vữa tiếp giáp để tránh nứt vị trí này.

Kiểm tra đảm bảo xây tường phải thật thẳng, phẳng, vuông góc với nền nhà, trần nhà.

Chủ đầu tư nên lưu ý vì điều này ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và việc lắp đặt nội thất sau này.

Kiểm tra bề dày của tường xây theo bản vẽ thiết kế.

Tường bao che, tường ngăn dài trên 4m đối với tường 100mm và trên 6m đối với tường 200mm nên có bổ trụ để tăng độ ổn định của tường.

Nên có bổ trụ ở các vị trí góc tường.

Đối với tường vị trí WC, tường ban công, sân thượng trước và sau nên xây từ 5 – 7 hàng gạch đinh ở chân để hạn chế thấm nứt vị trí tiếp giáp giữa chân tường và sàn.

Để đảm bảo chống nứt, chống thấm hơn nữa, vị trí tiếp xúc này nên được đổ gờ bê tông cao 100mm tính từ mặt bê tông sàn.

Kiểm tra hệ thống điện trên tường.

Thời gian thực hiện:

Từ 10 – 20 ngày hoặc thi công cuốn chiếu khi đang thực hiện đổ sàn ở các tầng trên với công trình yêu cầu tiến độ nhanh.

6. Công tác tô trát tường – Thi công hoàn thiện phần thô

Công tác tô trát tường sẽ tiến hành sau khi tường xây xong tối thiểu 2 ngày.

Tô trát trần trước sau rồi mới tới tường.

Nếu nhà đóng trần thạch cao hoặc trần gỗ thì không tô vữa trần bê tông mà chỉ làm vệ sinh sạch sẽ.

Trát hoàn thiện mặt tiền, dặm vá trát tường theo đường điện, nước.

Hệ thống hộp gen điện, nước sẽ xây trát sau khi lắp đặt và kiểm tra thử nước trước.

Thời gian thực hiện: 20 – 30 ngày.

Những điều cần lưu ý trong giai đoạn này:

Trước khi tô, nên đóng lưới chống nứt ở các vị trí tiếp giáp cột và tường, đà và tường hoặc các vị trí tường giao nhau.

Kể cả bên trong và bên ngoài công trình để hạn chế tối thiểu rạn nứt ở tường khi nhà mới xây xong chưa ổn định địa chất.

Đóng lưới chống rạn nứt cả ở các vị trí cắt tường để thi công đường điện nước âm, ống máy lạnh hay các hệ thống kỹ thuật âm tường.

Ở vị trí tường giáp đáy đà, nên chú ý chèn thật kỹ lớp gạch và vữa tiếp giáp để tránh nứt vị trí này.

Kiểm tra đảm bảo xây tường phải thật thẳng, phẳng, vuông góc với nền nhà, trần nhà.

Chủ đầu tư nên lưu ý vì điều này ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và việc lắp đặt nội thất sau này.

Công tác tô trát tường sẽ tiến hành sau khi tường xây xong tối thiểu 2 ngày.

Các vị trí như bệ cửa sổ mặt ngoài nhà, bệ lan can ngoài nhà, ô văng đầu cửa… hay các vị trí ngoài nhà có khả năng đọng nước đều cần được đánh dốc.

Nên tưới ẩm tường trước khi tô, nếu gạch bị khô sẽ hút nước từ hỗn hợp vữa xây, vữa bị thiếu nước.

Làm ảnh hưởng đến quá trình đông cứng, từ đó tường sẽ xuất hiện vết nứt.

Đối với phân khúc nhà ở cao cấp đòi hỏi độ thẩm mỹ và yêu cầu cao có thể sử dụng các loại nẹp nhựa.

Điều này giúp lấy mốc trát tường, trát góc tường, nẹp giữ vữa, nẹp tách vật liệu… giúp tường phẳng, đều, đẹp, sắc nét, dễ thi công.

Kết luận

Phần thô là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình xây dựng nhà ở. Nó quyết định đến kết cấu, độ bền và tính thẩm mỹ của ngôi nhà sau này. Do đó, chủ đầu tư cần đặc biệt chú ý đến các công tác chính khi xây dựng phần thô như:

  • Thi công móng: Móng là nền móng của ngôi nhà, quyết định đến độ vững chắc của công trình. Do đó, cần lựa chọn loại móng phù hợp với địa chất và tải trọng của công trình.
  • Thi công cột, dầm, sàn: Cột, dầm, sàn là các bộ phận chịu lực chính của ngôi nhà. Do đó, cần đảm bảo kích thước, độ cứng, độ chắc chắn của các bộ phận này.
  • Thi công tường bao, tường ngăn: Tường bao, tường ngăn là các bộ phận bao che ngôi nhà. Do đó, cần đảm bảo độ thẳng, độ phẳng, độ kín khít của các bức tường.
  • Thi công tô trát tường: Tô trát tường là giai đoạn gần như cuối cùng, cần đảm bảo tính thẩm mỹ cho công tác này.

Ngoài ra, chủ đầu tư cũng cần lựa chọn nhà thầu thi công uy tín, có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng công trình.

Trên đây là 6 công tác chính khi xây dựng phần thô công trình nhà ở. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng ngôi nhà mơ ước của mình.

>>Tham khảo thêm:

HỎI ĐÁP CÙNG CHUYÊN MỤC

6 Bước để cấy cột vào tường chịu lực hiệu quả

Nhà 2 tầng xây tường 10 được không? Nên xây tường 10 hay tường 20

6 Công tác chính khi xây dựng phần thô công trình nhà ở

Công trình tiêu biểu

Tiện ích tính chi phí xây dựng

Quý khách vui lòng nhập đầy đủ các thông tin bên dưới. Lưu ý quý khách nhập diện tích xây dựng(không phải diện tích đất) để có kết quả tính tương đối chính xác nhất. Chân thành cảm ơn quý khách!

Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
0909 08 1389
tinh phi tel tel
tel 0909 081 389 tel tel Báo giá
xây nhà 30s